Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Việc nắm được các biểu hiện của bệnh trĩ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời hơn. Vậy các dấu hiệu của bệnh trĩ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các dấu hiệu của bệnh trĩ
Các dấu hiệu của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị chèn ép lâu ngày dẫn đến giãn nở, sưng phồng tạo thành búi trĩ. Bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ ai trong đó phổ biến là ở những người ăn ít chất xơ, thường xuyên bị táo bón, ngồi, đứng lâu một chỗ, phụ nữ mang thai, sinh con,…
Hiện nay, bệnh trĩ được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại trĩ lại có những dấu hiệu của bệnh trĩ riêng. Cụ thể là:
Dấu hiệu của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn, nằm trên đường lược bị giãn quá mức tạo thành búi trĩ nội. Căn bệnh này được phát triển qua 4 cấp độ với những dấu hiệu nhận biết là:
Cấp độ 1: Giai đoạn đầu mới chớm mắc bệnh
Ở giai đoạn này, búi trĩ nội mới hình thành có kích thước nhỏ nằm bên trong hậu môn chưa sa ra bên ngoài.
Người bệnh đi đại tiện sẽ thấy ít máu dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Lượng máu ít và không diễn ra thường xuyên nên khó nhận biết.
Ở cấp độ 1 bệnh nhân hầu như không cảm thấy đau rát hay ngứa ngáy gì.
Cấp độ 2: Búi trĩ nội bắt đầu sa ra bên ngoài
Nếu bệnh trĩ nội cấp độ 1 không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ phát triển đến cấp độ 2. Ở giai đoạn này máu chảy nhiều hơn khi đi đại tiện, có cảm giác vướng, cộm nhẹ ở hậu môn.
Đặc biệt, khi đi ngoài búi trĩ nội sẽ sa ra bên ngoài nhưng có thể tự thụt vào trong. Hậu môn tiết dịch gây ngứa ngáy, khó chịu.
Cấp độ 3: Búi trĩ nội sa ra ngoài, không tự co lại được
Bệnh trĩ nội cấp độ 3 là giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này búi trĩ có kích thước lớn sa ra ngoài khi đi đại tiện hoặc khi ngồi xổm nhưng không thể tự thụt vào trong được mà cần dùng tay đẩy vào.
Ở cấp độ 3, bệnh trĩ nội khiến người bệnh chảy nhiều máu hơn, ở dạng tia, dạng giọt, xuất hiện cục máu đông. Cảm giác ngứa ngáy, đau rát hậu môn tăng lên, đặc biệt khi vận động mạnh.
Cấp độ 4: Trĩ nội nặng, dễ biến chứng nguy hiểm
Để bệnh phát triển đến giai đoạn 4 thì búi trĩ nội sa hẳn ra bên ngoài hậu môn, không thể đẩy vào bên trong được. Người bệnh cảm thấy đau rát, ngứa ngáy dữ dội.
Hậu môn tiết dịch nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử, nứt kẽ, tắc mạch hậu môn.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là búi trĩ nằm dưới đường lược, được bao bọc bởi mô vảy, lòi ra khỏi ống hậu môn. Cũng như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại được phát triển qua 4 giai đoạn với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Cụ thể dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại là:
Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn đầu, xuất hiện búi trĩ ngoại nhỏ như hạt đậu, hạt đỗ ở ngoài rìa hậu môn, mềm, có thể sờ thấy. Người bệnh có cảm giác hơi cộm, khó chịu ở vùng hậu môn. Hầu như không thấy đau, chỉ thấy ngứa nhẹ do dịch tiết tiết ra.
Trĩ ngoại giai đoạn 1 khá nhẹ, chưa có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
Giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển lớn
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn 2, búi trĩ to lên dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Khi đi vệ sinh có cảm giác đau rát hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện. Hậu môn tiết nhiều dịch hơn gây ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu.
Giai đoạn 3: Búi trĩ sưng to
Ở giai đoạn 3, búi trĩ ngoại bắt đầu sưng to, có màu đỏ hoặc tím sẫm. Người bệnh cảm thấy đau nhức hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện. Khi đi ngoài máu chảy nhiều hơn ở dạng tia, dạng giọt. Ngứa ngáy dữ dội do dịch tiết tiết ra nhiều.
Đặc biệt, có thể xuất hiện huyết khối – cục máu đông ở bên trong búi trĩ gây đau nhức dữ dội.
Giai đoạn 4: Giai đoạn nặng cần thăm khám ngay
Bệnh trĩ ngoại giai đoạn 4 có những triệu chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Lúc này búi trĩ ngoại rất lớn gây vướng víu, đau rát, ngứa ngáy dữ dội. Búi trĩ ngoại có thể mưng mủ, hoại tử, nhiễm trùng. Hậu môn chảy nhiều máu nguy cơ thiếu máu. Huyết khối vỡ ra gây viêm loét.
Dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội giai đoạn nặng và trĩ ngoại. Khi mắc bệnh bạn sẽ gặp phải những triệu chứng sau:
Chảy máu khi đi đại tiện
Ban đầu ở giai đoạn nhẹ máu khi đi đại tiện người bệnh thấy dính ít máu trên giấy vệ sinh hoặc trong phân. Nhưng khi bệnh nặng máu chảy nhiều hơn thành tia, thành giọt. Nếu búi trĩ hỗn hợp bị tổn thương thì máu chảy nhiều hơn.
Đau rát hậu môn
Khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp người bệnh sẽ cảm thấy đau nhẹ hoặc rát khi đi đại tiện. Cơn đau có thể tăng lên nếu bị táo bón, ngồi lâu hay vận động mạnh. Bên cạnh đó, nếu búi trĩ bị viêm, tắc mạch cơn đau có thể dữ dội và kéo dài hơn.
Búi trĩ sa ra bên ngoài
Ở giai đoạn đầu, búi trĩ nội sa ra bên ngoài nhưng có thể tự co vào. Nhưng khi bệnh phát triển búi trĩ nội sa hẳn ra bên ngoài kết hợp với búi trĩ ngoại phình to ở rìa hậu môn. Nếu không được điều trị sớm thì búi trĩ hỗn hợp sẽ to hơn gây tắc mạch hậu môn.
Ngứa ngáy vùng hậu môn
Búi trĩ hỗn hợp liên tục tiết ra dịch nhầy khiến hậu môn ẩm ướt, kích ứng da gây ngứa ngáy. Nếu người bệnh không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Hậu môn sưng tấy
Búi trĩ hỗn hợp phát triển với kích thước lớn khiến hậu môn sưng tấy. Khi ngồi hoặc đi lại thấy cộm hậu môn, cảm thấy có dị vật ở hậu môn. Nếu máu trong búi trĩ bị đông lại, vùng hậu môn sẽ có cục sưng to, gây đau đớn.
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ cần làm gì?
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ cần làm gì?
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả có thể gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh trĩ thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa phù hợp.
Hiện nay, bệnh trĩ có thể chữa được và chữa hiệu quả nếu bạn thăm khám bệnh sớm và điều trị đúng cách. Bạn không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà để tránh tác dụng phụ và khiến bệnh trầm trọng hơn.
Các cách điều trị bệnh trĩ
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, sau khi thăm khám, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa bệnh thích hợp. Cụ thể như:
Điều trị nội khoa
Trường hợp bạn có dấu hiệu của bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, bệnh mới khởi phát thì sẽ được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng là thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc dạng kem bôi. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, làm bền thành tĩnh mạch hậu môn, ngăn chặn búi trĩ phát triển.
Lưu ý: Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ. Khi dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi liều lượng.
Điều trị ngoại khoa
Nếu bị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ thì bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên điều trị ngoại khoa bằng những kỹ thuật hiện đại. Trong đó nổi bật là Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT hoặc PPH. Đây là những phương pháp tiên tiến đã được chứng nhận có hiệu quả trong khám chữa bệnh trĩ và đảm bảo an toàn.
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
Kỹ thuật HCPT sử dụng sóng điện cao tần sản sinh ion mang nhiệt tác động vào vùng bệnh, làm đông mạch máu, ngăn chặn tĩnh mạch cung cấp máu đến nuôi búi trĩ. Làm búi trĩ teo lại và dùng dao điện cắt bỏ nhanh chóng, hiệu quả.

Ưu điểm: Với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại xác định chính xác búi trĩ, cắt bỏ hiệu quả, không để lại sai sót.
-Điều trị an toàn, ít gây đau đớn, hạn chế chảy máu, tránh ảnh hưởng đến mô lành.
-Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu gây ra vết thương nhỏ, hỗ trợ hồi phục nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ, không phải nằm viện.
-Thời gian điều trị bệnh chỉ từ 20 – 20 phút, không biến chứng, hạn chế bệnh tái phát.
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH
Kỹ thuật PPH không sử dụng dao mổ mà dùng máy kẹp PPH, máy khâu chuyên dụng tác động vào búi trĩ, cắt bỏ tĩnh mạch bị sa giãn, sau đó, máy tự động khâu lại, kéo búi trĩ về vị trí bình thường. Ngăn máu đến nuôi núi trĩ và búi trĩ sẽ xẹp lại, cắt bỏ hiệu quả.
Ưu điểm: Kỹ thuật PPH chữa trĩ an toàn, không cắt bỏ mô đệm hậu môn, không ảnh hưởng đến mô lành.
-Thời gian điều trị từ 20 – 30 phút, thời gian hỗ trợ hồi phục nhanh chóng, được ra về luôn, không phải nằm lưu trú
-Điều trị bệnh hiệu quả, loại bỏ hết búi trĩ, không để lại biến chứng và tỷ lệ tái phát thấp.
Những phương pháp ngoại khoa ở trên chỉ đạt được kết quả cao khi được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín với đầy đủ máy móc hiện đại và bác sĩ chuyên khoa trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
Điều trị bệnh trĩ tại Phòng khám đa khoa An Bình
Điều trị bệnh trĩ tại Phòng khám đa khoa An Bình
Tại Hưng Yên, bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ bị trĩ muốn khám chữa bệnh hiệu quả bằng kỹ thuật HCPT hoặc PPH thì có thể đến với Phòng khám đa khoa An Bình. Phòng khám có đầy đủ điều kiện để thực hiện điều trị trĩ bằng kỹ thuật hiện đại và đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân từ nhẹ đến nặng.
Đến khám chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa An Bình bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng giỏi, dày dặn kinh nghiệm trực tiếp sử dụng máy móc nhập khẩu công nghệ cao, kiểm tra, nội soi hậu môn, chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả.
Lựa chọn phòng khám người bệnh còn có thể yên tâm về chi phí. Toàn bộ chi phí được niêm yết công khai minh bạch, được tư vấn rõ ràng trước khi thăm khám. Khi đặt lịch khám online người bệnh còn nhận được gói khám ưu đãi, hỗ trợ giảm chi phí khám chữa bệnh.

Phòng khám đa khoa An Bình hoạt động từ 8h – 20h tất cả các ngày, kể cả ngày lễ, ngày Tết, thuận tiện cho những người làm việc giờ hành chính. Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ bạn có thể yên tâm đến phòng khám để được khám chữa bệnh hiệu quả. Cam kết mọi thông tin cá nhân, hồ sơ bệnh lý đều được bảo mật cẩn thận, bệnh nhân không cần lo lắng.
Bài viết trên đây đã chia sẻ về dấu hiệu của bệnh trĩ. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm để chủ động khám chữa bệnh kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp hay có nhu cầu đặt lịch hẹn khám bạn có thể liên hệ với phòng khám chữa bệnh trĩ uy tín tại Hưng Yên qua Hotline: 1900 638889/ 0923.638.889 để được hỗ trợ.